Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Phường Đông Cương  - TP.Thanh Hóa

cong so.jpg
Công sở phường Đông Cương 

Phường Đông Cương có diện tích tự nhiên là 6,54km2 ; dân số tự nhiên 11.386 khẩu.

Là phường ngoại thành nằm ở vùng đồng bằng, nhưng có núi đá vôi tới 45ha, đây là một đặc điểm địa lý khác biệt của Đông Cương so với nhiều xã, phường ngoại thành khác của Thành phố Thanh Hóa.

Trên địa bàn phường Đông Cương có sông Thọ Hạc, có các chi giang như: 9,19,69.

Đông Cương có diện tích đất nông nghiệp lớn, tương đối thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, thâm canh cây lúa và các loại rau như dưa chuột, đậu leo, mướp đắng…, các loại hoa, cây cảnh phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân và cung cấp cho nội thành Thành phố.

Nằm ngay sát di chỉ khảo cổ học núi Đọ - nơi xuất hiện và tồn tại nền văn hóa sơ kỳ thời đại đồ đá cũ ở Việt nam cách ngày nay 30-40 vạn năm; cũng là nơi vào sơ kỳ thời đại đồ đồng thau đã có con người cư trú; Đông Cương đã trở thành vùng đất tụ cư lý tưởng của người Việt cổ trên đất Thanh Hóa.

Theo những tài liệu hiện có, từ năm 1925 trở về trước, 3 làng Đại Khối, Định Hòa và Hạc Oa thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa. Từ năm 1925 huyện Đông Sơn đổi thành phủ, cho đến trước tháng 8-1945, 3 làng Đại Khối, Định Hòa và Hạc oa thuộc tổng Thọ Hạc, phủ Đông Sơn.

Cách mạng tháng Tám thành công, tháng 4-1946, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giải tán cấp tổng, thành lập cấp xã.

Tổng Thọ Hạc được chia làm 4 xã: Long Cương, Nam Sơn Thọ, Vân Sơn và Song Lĩnh. Hai làng Hạc Oa, Định Hòa lúc này trực thuộc xã Long Cương, còn làng Đại Khối thuộc xã Song Lĩnh.

Tháng 8-1948, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định tổ chức lại cấp xã ở một số huyện. Tại huyện Đông Sơn, 2 xã Long Cương và Nam Sơn Thọ sáp nhập thành xã Đông Thọ; 2 xã Song Lĩnh và Vân Sơn sáp nhập thành xã mới Đông Lĩnh. Như vậy, thời này 2 làng Định Hòa và Hạc Oa thuộc xã Đông Thọ, làng Đại Khối thuộc xã Đông Lĩnh huyện Đông Sơn.

Tháng 10-1953 theo quyết định điều chỉnh địa giới của Ủy ban Kháng chiến – Hành chính tỉnh Thanh Hóa, xã Đông Cương được thành lập gồm 3 làng Đại Khối, Định Hòa và Hạc Oa với dân số là 3.565 khẩu lúc bấy giờ, trực thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Ngày 06-12-1995, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 85/NĐ- CP điều chỉnh địa giới Thành phố Thanh Hóa. Theo Nghị định này, xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn được sáp nhập vào Thành phố Thanh Hóa. Kể từ đây, Đông Cương là đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc Thành phố Thanh Hóa.

Ngày 19 tháng 8 năm 2013 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP về thành lập các phường: Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc Thành phố Thanh Hóa.

truong hoc.jpg
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong nhiều năm qua giáo dục Đông Cương luôn nằm trong top của ngành giáo dục của toàn thành phố Thanh Hóa

- Hiện nay phường Đông Cương gồm có 3 làng và 10 phố.

+ Làng Đại Khối (gồm phố 1,2,3).

+ Làng Định Hòa (gồm phố 4,5,6).

+ Làng Hạc oa (gồm phố 7,8).

+ Phố Đình Hương 1 và phố Đình Hương 2.

lang hoa.jpg

hoa.jpg
Đông Cương vươn mình để hội nhập với sự phát triển chung của quê hương, đất nước 
 

- Trên địa bàn phường hiện nay gồm có 4 di tích đã được xếp hạng.

+ Đền thờ Tướng Công Lê Thành (di tích cấp Quốc gia)

+ Chùa tăng phúc, Nghè Thổ Sơn, chùa Hương Long (di tích cấp tỉnh).

binh ngo quoc cong than.jpg

Đền thờ "Bình ngô khai quốc công thần, Trang quốc công Lê Thành" - tướng tài Triều Lê, niềm tự hào của người dân Đông Cương trong tiến trình lịch sử dân tộc

chua tang phuc.jpg
Chùa Tăng Phúc, trải qua hàng trăm năm biến cố và thăng trầm, ngôi chùa vẫn uy nghiêm, sừng sững như minh chứng cho sự trường tồn bất diệt

Phường Đông Cương hiện nay có tổng 146 doanh nghiệp; có 02 nhà hàng có tiếng đó là : nhà hàng Đồng Xanh, nhà hàng Ba Cô thu hút đông thực khách đến thưởng thức ẩm thực.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289